Phèn chua là gì? Tính chất, cách điều chế và công dụng của phèn chua

Ngày nay, phèn chua được ứng dụng rất nhiều vào trong các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu được phèn chua là gì? Tính chất và những ứng dụng thật sự của phèn chua, ăn phèn chua có sao không? Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!

Phèn chua là gì?

Phèn chua là gì?

Phèn chua là gì có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là câu trả lời đầy đủ nhất. Phèn chua chính là một loại muối tinh thể có kích thước to, nhỏ không đều nhau. Nó không màu hoặc một số sẽ có màu trắng đục. Hiện nay, phèn chua còn được gọi bằng tên là phèn nhôm, ít tan trong nước lạnh, trái lại tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ dàng tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Ngoài ra, phèn chua còn có vị chua và chát.

Công thức phèn chua là gì? Phèn chua là dạng muối sulfat kép của Kali và nhôm nên có công thúc hoá học là KAI(SO4)2. Ngoài ra, phèn chua thường được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước và có công thức hoá học:  KAl(SO4)2-12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Tính chất lý hóa của phèn chua

Phèn chua có những tính chất như sau:

  • Nhiệt độ nóng chảy của phèn chua đạt từ khoảng 92 – 93 độ C.
  • Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ hoặc to không đều nhau. Chúng không màu hoặc đôi lúc có màu trắng đục.
  • Muối có vị chát, chua, tan rất nhiều trong nước nóng. Tuy nhiên không tan trong cồn và tan yếu trong nước lạnh.
  • Nhiệt độ sôi của phèn chua vào khoảng 200 độ C.
  • Phèn chua được nhận định là không độc hại vì chỉ chứa khoảng 10% nhôm. Với mức độ này thì không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Cách điều chế và những ứng dụng của phèn chua

Cách điều chế

Những nguyên liệu chính để điều chế phèn chua là: Đất sét, axit sunfuric và K2SO4.

Phèn nhôm được sản xuất trực tiếp từ những nguyên liệu như đất sét (trong thành phần có chứa AL203), axit sunfuric và K2SO4. Trong đó, Kali alum là những khoáng chất có sulfat có nguồn gốc từ thiên nhiên. Dạng cứng và có trong đá ở một số khu vực bị phong hoá và oxi hoá của những khoáng chất sulfat và có chứa gốc kali.

Những ứng dụng của phèn chua

Bột phèn chua có tác dụng gì? Phèn chua làm gì? Ngày nay, phèn chua được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống, dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

Ứng dụng trong y học 

  • Phèn chua có nhiều công dụng như giải độc, sát trùng ngoài da, viêm ruột, các bệnh liên quan đến dạ dày và chữa hôi nách trong y học cổ truyền. Liệu pháp này đã được chứng thực vô cùng hiệu quả qua thời gian.
  • Đồng thời, phèn chua được điều trị chữa các bệnh như ngứa ngâm hộ, lỡ miệng hoặc viêm tai giữa.
  • Không dừng lại ở đó, phèn chua dùng để sản xuất nhiều loại thuốc điều trị các bệnh khác nhau như đau mắt, đau răng, ho ra máu, hỗ trợ cầm máu, các loại xuất huyết khác.

Ứng dụng trong công nghiệp 

  • Trong lĩnh vực công nghiệp giấy, phèn chua thực hiện vai trò có tác dụng làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết chữ. Chi tiết như sau, cho phèn chua vào giấy cùng với muối ăn, nhôm, clorua tạo nên phản ứng trao đổi thuỷ phân mạnh hơn. Nhờ vậy tạo nên hidroxit và hidroxit có tác dụng sẽ kết dính những sợi xenlulozo lại với nhau, và giấy sẽ không còn bị nhòe mực khi viết.
  • Phèn chua được dùng để lọc nước, vì khi cho chúng vào nước thì phản ứng dưới đây sẽ xảy ra:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

  • Với phản ứng trên, Al(OH)3 là chất kết tủa ở dạng keo và keo này sẽ dính vào cát, bụi có trong nước làm chúng bị chìm xuống đáy.

Ứng dụng đối với thực phẩm 

  • Trong quá trình làm dưa muối, mứt phèn chua được dùng để làm tăng độ trắng cũng như độ giòn, tăng độ hấp dẫn cho món ăn.
  • Để trứng được tươi lâu hơn, ta có thể cho trứng vào ngâm trong dung dịch phèn chua 5% trong thời gian 15 phút.
  • Khi lòng lợn mua về có mùi hôi khó chịu, để khử mùi hôi này, bạn có thể sử dụng phèn chua nghiền nát và chà sát vào lòng lợn rồi rửa sạch lại với nước.
  • Dựa vào việc có tính axit yếu, nên kích thước baking soda phóng thích khí cacbonic, nhờ vào đó mà phèn chua còn được dùng làm bột nở để có thể làm bánh nướng. Bánh sẽ chỉ nở khi được cho vào lò nướng chứ không nở khi nhào bột.

Chống gỉ sét chảo sắt và chảo nhôm 

Bạn chỉ cần cho đầy nước và đi kèm một ít phèn chua vào chảo mới mua. Sau đó đun sôi chảo chừng khoảng 15 cho đến 20 phút. Với phương pháp này sẽ giúp chảo của bạn hạn chế được tình trạng bị gỉ sét sau khi sử dụng lâu ngày dài tháng.

Lưu ý khi sử dụng phèn chua

Lưu ý khi sử dụng phèn chua

  • Trong quá trình bạn sử dụng phèn chua để làm bột nở phải chú ý tuân thủ theo những quy định, hạn mức tối đa được phép sử dụng để đảm bảo sức khỏe người sử dụng.
  • Trong phèn chua có nhôm, nên đây là một trong những vấn đề làm nhiều người quan ngại khi sử dụng. Vì nhôm có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, thì các nhà khoa học chỉ ra nhôm chỉ gây hệ với hệ thần kinh của chuột chứ chưa có bằng chứng gây hại với người.
  • Để đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối. Các tổ chức an toàn của châu Âu như EFSA và tổ chức y tế thế giới WHO đã chủ động siết chặt hàm lượng nhôm được sử dụng trong thực phẩm. Cụ thể, mỗi tuần, mức dung nạp tối đa chỉ từ 1mg/kg.
?Để được tư vấn – vui lòng liên hệ:
? Hotline: 091.910.5399 / 091.823.1899
? Email : sales@vcsgroup.com.vn
? Website : www.vcsgroup.com.vn
#VcsGroup #hoachat #Hoachatantoan #Hoachatcongnghiep #VCS #VcsVietNam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *