MSDS (Material Safety Data Sheet) là bảng dữ liệu an toàn hóa chất Nó được các nhà sản xuất và nhập khẩu hóa chất sử dụng để làm rõ các tính chất vậy lý và hóa học của hóa chất (như giá trị pH, nhiệt độ bốc hơi, tính dễ cháy, khả năng phản ứng, ….) và tác hại có thể có đối với sức khỏe của người sử dụng (chẳng hạn như khả năng gây ung thư, quái thai, …)
Ở các nước Châu Âu và Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) sẽ sử dụng thuật ngữ SDS (Safety Data Sheet) trong khi Hoa Kỳ, Canada, Úc và nhiều quốc gia ở Châu Á sử dụng thuật ngữ MSDS.
Nội dung MSDS gồm có những thông tin gì ?
– Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học, tên gọi chung, số đăng ký CAS, RTECS, …..
– Tính chất vật lí và hóa học bao gồm như điểm sôi, điểm nóng chảy, áp suất hơi, trọng lượng riêng, độ hòa tan trong nước và tốc độ bay hơi. Các tính chất vật lý như trạng thái vật lý, hình dạng và mùi, ….
– Các ảnh hưởng đến sức khỏe – tác động có hại lên các cơ quan hoặc hệ thống thần kinh . Ảnh hưởng cấp tính và mãn tính của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất có thể gây ung thư, đột biến.
– Các biện pháp sơ cứu điều trị khi hít phải, nuốt phải, tiếp xúc mắt, tiếp xúc với da với hóa chất.
– Các loại thiết bị bảo hộ bao gồm găng tay, quần áo, bảo vệ mắt, bảo vệ đường hô hấp và nếu cần mũ trùm đầu, hộp đựng găng tay hoặc hệ thống thông gió bổ sung.
(Hình ảnh MSDS của NaOH vảy xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu về Cảng Cát Lái)
– Các thiết bị phương tiện, trình tự hướng dẫn quy chuẩn cho việc phòng cháy, chữa cháy.
– Quy trình làm sạch các vết tràn nhỏ và lớn ra ngoài do gặp sự cố tràn hóa chất.
– Tiêu chuẩn về lưu trữ hóa chất, bảo quản hóa chất như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích, ….
– Chỉ ra các chất không ổn định, nguyên nhân gây ra sự không ổn định, sự không tương thích và các điều kiện nếu có thể có các sản phẩm phân hủy nguy hiểm.
– Các thông tin về độc tính của hóa chất nồng độ gây chết người Khí hoặc microgam trên lít khí khở của bụi ở liều lượng nồng độ ppm được thử nghiệm, có kết quả là 50% số động vật chết khi tiếp xúc với một lần phơi nhiễm.
– Có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về tác động của vật liệu đối với thực vật và động vật, cung cấp thông tin về số phận của vật liệu đối với môi trường.
– Các phương pháp xử lý hóa chất thải phù hợp.
(Một mẫu phiếu an toàn hóa chất)
– Cung cấp các yêu cầu vận chuyển cơ bản – tên và phân loại vận chuyển, yêu cầu đóng gói và hạn chế số lượng.
– Thông tin bổ sung khác.
Thông tin MSDS của một số tổ chức yêu cầu
Yêu cầu MSDS của OSHA Hòa Kỳ
Mục 1: Nhà sản xuất và thông tin liên hệ
Mục 2: Các thành phần của hóa chất nguy hiểm
Mục 3: tính chất vật lý và hóa học
Mục 4: Dữ liệu cháy nổ
Mục 5: Dữ liệu phản ứng
Mục 6: Dữ liệu nguy hiểm về sức khỏe
Mục 7: Vận hành và sử dụng an toàn
Mục 8: Phương pháp bảo vệ
Yêu cầu MSDS của WHMIS Canada
Mục 1: Tên sản phẩm và thông tin nhà sản xuất
Mục 2: Các thành phần của hóa chất nguy hiểm
Mục 3: Tính chất vật lý
Mục 4: Dữ liệu cháy hoặc nổ
Mục 5: Dữ liệu phản ứng
Mục 6: Tính chất độc học
Mục 7: Các biện pháp phòng ngừa
Mục 8: Phương pháp sơ cứu
Mục 9: Tổng hợp thông tin
Yêu cầu MSDS của ANSI và tiêu chuẩn quốc tế
Mục 1: Tên hóa chất và thông tin nhà sản xuất
Mục 2: Thông tin thành phần hóa học
Mục 3: Thông tin nguy hiểm
Mục 4: Các biện pháp sơ cứu
Mục 5: Biện pháp chữa cháy
Mục 6: Xử lý khẩn cấp rò rỉ
Mục 7: Vận hành và lưu trữ
Mục 8: Kiểm soát phơi nhiễm và các biện pháp bảo vệ cá nhân
Mục 9: Tính chất vật lý và hóa học
Mục 10: Tính ổn định và khả năng phản ứng
Mục 11: Thông tin về chất độc
Mục 12: Thông tin sinh thái
Mục 13: Xử lý
Mục 14: Thông tin vận chuyển
Mục 15: Thông tin quy định
Mục 16: Thông tin khác
KẾT LUẬN
Việc quản lý, sử dụng MSDS là vô cùng quan trọng nó chứa đựng những thông tin vô cùng hữu ích, giúp bạn làm việc an toàn với hóa chất, giúp ứng phó với các sự cố mà nó có thể ảnh hưởng, cải thiện trách các tác động ra môi trường xung quanh. Hay tuân thủ đúng MSDS để đảm bảo an toàn cho người lao đồng và sự phát triển bên vũng của doanh nghiệp.